Tin liên quan
Không nhiều người tin vào tương lai sáng sủa của Facebook. Có người ví von kiểu mẫu của Facebook giống như dành cho một phương tiện độc hành trên con đường Internet của miền Tây hoang dã, hoàn toàn khó phục vụ cho những chiếc xe ngựa và xe lửa. Và đó là lý do tại sao Facebook – bộ máy với các thiết kế lỗi thời - mua lại Whatsapp, độc giả của Business Insider bình luận.
Nhiều người cũng dự đoán Facebook sẽ phải tìm đối tác chiến lược đúng đắn để trở nên hùng mạnh hơn và gửi tới ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg – lời chúc may mắn kèm lời nhắn: “Đừng quên rằng tất cả những người bảo anh là thiên tài và người có tầm nhìn chính trị đều là những kẻ dối trá. Anh là cây đô la ở DC. Như Rick James đã nói về Jimi Hendrix: “Anh ta không phải là đứa trẻ thiên tài, anh ta chỉ chơi một cây guitar thực sự tốt””.
Tất nhiên, những lo ngại về sự diệt vong của Facebook không hẳn là vô căn cứ. 10 năm trước, Facebook đã tạo nên một cơn bão trên thế giới. Lúc đó, chỉ có duy nhất một cách sử dụng là trình duyệt web. Nhưng sự ra đời của smartphone và “kỷ nguyên ứng dụng” đã thay đổi tất cả điều này.
Smartphone, không phải web, đã trở thành một giao thức mới cho các tính năng trải nghiệm, và mọi người thường bị thu hút bởi những ứng dụng phục vụ cho mục đích đơn giản hoặc phức tạp hóa một mục đích đơn giản.
Mark Zuckerberg và Facebook đã và sẽ làm gì?
Trong kế hoạch lớn về tương lai của Facebook, nổi cộm lên một số điểm sau:
Nên đọc
- Facebook đã chia nhỏ thành nhiều tính năng và dịch vụ riêng biệt vào các ứng dụng độc lập như Facebook Messenger, Paper, Poke, và Slingshot.
- Facebook muốn giống như Coca-cola, đưa ra nhiều ứng dụng riêng biệt như Coca-cola đưa ra nhiều hương vị khác nhau trong khi vẫn duy trì ứng dụng cốt lõi Facebook cổ điển.
- Facebook nhận ra tự thân nó có một nền tảng lớn nhất thế giới để tăng trưởng và quảng bá các ứng dụng mới, và đang tích cực vận dụng lợi thế này vừa để tăng thêm ưu thế cho các ứng dụng mới ra lò, vừa để thu lợi nhuận từ miếng bánh thị phần béo bở trên thị trường.
- Mark Zuckerberg sẵn sàng tấn công và mua lại các ứng dụng hoặc các công ty nhằm lấp các chỗ trống mà Facebook chưa có trước đó (các thương vụ mua lại WhatsApp, Instagram, và mới đây Oculus là ví dụ)
- Facebook tự nhìn nhận mình như một cơ sở hạ tầng hoặc “giàn khung” của các ứng dụng – đây là cách để kéo dài “sự sống” của Facebook bền lâu.
Những bước đi này có thể giúp bảo vệ Facebook qua kỷ nguyên ứng dụng đang thống trị. Nhưng chỗ đứng của Facebook trong và sau kỷ nguyên này sẽ thế nào thì khó mà đoán trước.
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
-
Hội Doanh nhân Thọ Xuân tại Hà Nội chung tay chăm...
-
TT Huế: Ấn tượng giải B cuộc thi "Khởi nghiệp đổi...
-
Ông Trịnh Văn Quyết hoàn tất mua vào 35 triệu cổ...
-
Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua thêm 35 triệu cổ...
-
Ông Trịnh Văn Quyết và những kỳ vọng ngày FLC 19...
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mua tàu ngầm vô cực...
-
Chuyện bây giờ mới kể: 'Nữ Tướng' đầu tiên của...
-
Chủ tịch Vingroup thuộc Top 50 nhân vật có ảnh...
-
1Dr Thanh đồng hàng cùng cùng chương trình nghệ thuật “Đường chúng ta đi”
-
2Tân Hiệp Phát: Doanh nghiệp duy nhất ngành giải khát được công nhận “Top Brands 2015”
-
3CEO FLC Hương Trần Kiều Dung, bóng hồng trong làng địa ốc
-
4Steve Jobs “xuất hiện” trong một phiên tòa
-
5Chiêm ngưỡng lâu đài sinh đôi xây cho quý tử của đại gia Ninh Bình
-
Liên kết hữu ích
- How to download videos on facebook
- Xem ngay Cách tạo schema Hapodigital
- Dịch vụ backlink báo
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc
-
Thủ tướng đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước Trong nước