Tin liên quan
Mất một nửa bộ máy quản trị
Ngày 29/7/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với: Phạm Công Danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh; Mai Hữu Khương, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách tài chính Tập đoàn Thiên Thanh.
Các đối tượng trên đều là 3 lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB). Cụ thể, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) VNCB, ông Phan Thành Mai là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, ông Mai Hữu Khương là Thành viên HĐQT.
Các đối tượng trên bị khởi tố và bắt tạm giam trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự. Với quyết định khởi tố và bắt tạm giam này, bộ máy quản trị của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đã mất đi một nửa số thành viên.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trước đó, ngày 28/7/2014, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đã có các Quyết định miễn nhiệm các đối tượng trên và đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế.
Theo quyết định mới đây, bà Vũ Bạch Yến – Thành viên HĐQT VNCB từ tháng 2/2013 – sẽ đảm đương chức vụ Chủ tịch HĐQT. Sau khi 3 lãnh đạo bị khởi tố và bắt tạm giam, dù bầu lãnh đạo mới, bộ máy HĐQT của VNCB vẫn chỉ có 3 người gồm tân Chủ tịch HĐQT Vũ Bạch Yến, ông Trần Hiệp – Thành viên HĐQT và ông Phạm Trung Dũng – Thành viên HĐQT độc lập.
Thách thức chồng thách thức
Việc “tiếp quản” VNCB từ tay một Chủ tịch đang bị tạm giam là một thách thức không nhỏ đối với tân nữ tướng của Ngân hàng Xây dựng, đặc biệt với 2 hợp đồng thuê trụ sở sai phạm của ông Phạm Công Danh.
Trước đó, ngày 26/7/2013, ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại Xây dựng Việt Nam (VNCB) thực hiện việc chuyển tiền đặt cọc thuê trụ sở 201,6 tỉ đồng tại số 268 Tô Hiến Thành (phường 15, quận 10, TPHCM).
Ông Danh tự ý thanh toán một lần 403 tỉ đồng sau khi ký hợp đồng và không thông qua Đại hội cổ đông. Ông Phạm Công Danh lấy danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB thuê tài sản do chính mình làm chủ sở hữu ở số 268 Tô Hiến Thành để chiếm đoạt tiền.

Ông Phan Thành Mai (ngoài cùng bên trái) tại Hội nghị triển khai chương trình Tín dụng 50.000 tỷ đồng ngành xây dựng lần 2 tổ chức tại Hà Nội ngày 17/4. Ảnh: Thanh Thủy.
Những sai phạm trên chưa được giải quyết dứt điểm thì ông Danh tiếp tục ký thêm 1 hợp đồng thuê trụ sở thứ 2 với giá hơn 1.024 tỉ đồng. Cụ thể, ngày 3/3/2014, ông Phạm Công Danh đã có tờ trình “trấn an” các cổ đông về việc xin ý kiến bằng văn bản về việc ký kết hợp đồng hợp tác, hợp đồng thuê trụ sở văn phòng.
Bằng tờ trình này, ông Danh khẳng định, qua hơn 1 năm thực hiện phương án tái cơ cấu, VNCB đã xây dựng được thương hiệu, củng cố mạng lưới, tạo niềm tin đối với khách hàng thể hiện qua các số liệu huy động ngày càng tăng, qui mô vốn điều lệ nâng từ 3.000 tỉ lên 7.500 tỉ đồng.
Ông Danh đã xin ý kiến các cổ đông đồng ý cho VNCB thương lượng các điều khoản để ký hợp đồng hợp tác với công ty TNHH MTV và DV Hương Việt sử dụng mặt bằng vào mục đích văn phòng làm việc tại địa chỉ 816 Sư Vạn Hạnh (phường 12, quận 10, TPHCM).
Diện tích đất được thuê là 8.357 m2. Hàng tháng, VNCB phải thanh toán trên 3,1 tỉ đồng và đặt cọc trước hơn 756 tỉ đồng, tương ứng 240 tháng. Thời hạn của hợp đồng kéo dài 40 năm và ứng trả trước 10 năm.
Đấy là những gì ông Phạm Công Danh để lại cho người kế nhiệm của mình trước khi bị bắt. Còn sau khi các lãnh đạo bị bắt, tân Chủ tịch lại đối diện với một loạt áp lực mới khi người dân ồ ạt rút tiền gửi tại Ngân hàng Xây dựng. May mắn là theo lời một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, sự việc trên chỉ kéo dài vẻn vẹn 2 ngày.
Và mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ký kết thỏa thuận với VNCB về việc hỗ trợ nguồn vốn cho VNCB trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ của mỗi bên nhằm chi trả kịp thời tiền gửi hợp pháp của người gửi tiền.
Đi lên từ một ngân hàng yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu, nay lại gặp thêm hạn khi gần nửa lãnh đạo đơn vị bị khởi tố và bắt tạm giam, dù được hỗ trợ, nhưng thách thức trước mắt của tân Chủ tịch VNCB là không nhỏ.
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
-
Hội Doanh nhân Thọ Xuân tại Hà Nội chung tay chăm...
-
TT Huế: Ấn tượng giải B cuộc thi "Khởi nghiệp đổi...
-
Ông Trịnh Văn Quyết hoàn tất mua vào 35 triệu cổ...
-
Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua thêm 35 triệu cổ...
-
Ông Trịnh Văn Quyết và những kỳ vọng ngày FLC 19...
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mua tàu ngầm vô cực...
-
Chuyện bây giờ mới kể: 'Nữ Tướng' đầu tiên của...
-
Chủ tịch Vingroup thuộc Top 50 nhân vật có ảnh...
-
1Dr Thanh đồng hàng cùng cùng chương trình nghệ thuật “Đường chúng ta đi”
-
2Tân Hiệp Phát: Doanh nghiệp duy nhất ngành giải khát được công nhận “Top Brands 2015”
-
3CEO FLC Hương Trần Kiều Dung, bóng hồng trong làng địa ốc
-
4Steve Jobs “xuất hiện” trong một phiên tòa
-
5Chiêm ngưỡng lâu đài sinh đôi xây cho quý tử của đại gia Ninh Bình
-
Liên kết hữu ích
- Thi công nội thất cao cấp chuyên nghiệp
- Mẫu đài phun nước bằng đá đẹp
- Dịch vụ sửa nhà quận 7 theo yêu cầu
- Báo Giá Đá Solid Surface uy tín
- Công ty thiết kế xây dựng
- Https://gachtham.net/cat-da-cnc/
- Công ty thi công trần thạch cao TPNY
- Phụ kiện vách kính cường lực Best Decor
-
Thời hạn sử dụng CCCD khi chuyển từ mã vạch sang gắn chip PHÁP LUẬT
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc