Trước đó, ngày 6/7, bệnh nhân Nguyễn Thị V. (SN 1961, trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế) có triệu chứng đau đầu dữ dội nên được gia đình chuyển đến cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế. Sau khi khám lâm sàng, sàng lọc yếu tố dịch tễ về COVID-19, BN V. được chẩn đoán xuất huyết dưới nhện nghi do vỡ phình mạch não và được chuyển gấp đến Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế.
Túi phình của bệnh nhân Nguyễn Thị V. với cấu trúc giải phẫu phức tạp.
Tại đây bệnh nhân được chụp mạch não số hóa xóa nền, qua đó phát hiện hai túi phình, trong đó túi phình gây xuất huyết não nằm ở vị trí động mạch não giữa bên phải kích thước 3x3mm; túi phình thứ 2 chưa vỡ kích thước 3,5x7mm nhưng có cấu trúc giải phẫu phức tạp, nằm ở vị trí động mạch thông trước bên trái.
Ngay sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế quyết định can thiệp cấp cứu với túi phình gây xuất huyết não trước với phương pháp đặt coil (các vòng xoắn kim loại) vào túi phình, thời gian can thiệp chưa tới 60 phút từ khi khởi mê và bệnh nhân hoàn toàn hồi phục.
Đối với túi phình thứ hai, là một túi phình phức tạp, chưa vỡ nên ngày 19/8, các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp đặt coil với sự hỗ trợ của bóng chèn mạch máu, để đảm bảo các vòng xoắn kim loại được cuộn trong túi phình tốt và tránh lồi vào mạch máu lành, có thể gây triệu chứng yếu liệt trên bệnh nhân này. Ca can thiệp thành công với thời gian gần 90 phút, BN V. hồi phục hoàn toàn sau can thiệp, không có yếu liệt và được xuất viện ngày 21/8.
Bà V. sinh hoạt bình thường sau khi xuất viện.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế cho biết, thời gian qua, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu cần được điều trị khẩn cấp kể cả các tỉnh lân cận trong vùng dịch tễ COVID-19 và trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện đã triển khai các các biện pháp sàng lọc, phân luồng và cách ly bệnh nhân, người nhà vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên trong Bệnh viện vừa đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Ông cho biết thêm, can thiệp bít coil túi phình với hỗ trợ của bóng chèn mạch là một kỹ thuật khá phức tạp, đặc biệt đối với túi phình ở vị trí xa mạch chính như ở BN V. sẽ khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Tuy vậy, với sự trao dồi và lĩnh hội, học tập không ngừng để áp dụng các kỹ thuật mới trên thế giới, các bác sĩ can thiệp Trung tâm Đột quỵ đã tiến hành thành công kỹ thuật, đồng thời mang lại nhiều cơ hội điều trị tối ưu hơn cho người bệnh.
NHƯ QUỲNH
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
-
Danh sách 11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm...
-
4 ngày nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 72 trường hợp...
-
100% nhân viên Cảng HKQT Vân Đồn âm tính với virus...
-
Cách nhận biết bánh chưng có luộc bằng pin hay khô...
-
Bộ Y tế và WHO khuyến cáo người dân đón Tết An...
-
Huế: Xạ phẫu điều trị thành công bệnh động kinh...
-
Vaccine COVID-19 đầu tiên lưu hành tại Việt...
-
Các nước nghèo chưa có nguồn cung vaccine phòng CO...
-
1Bà chủ khách sạn bị tai biến giữa biển Đà Nẵng kể chuyện được cứu sống thần kỳ
-
2Bệnh viện Trung ương Huế: Triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống Covid-19
-
3TT Huế: Thông cáo báo chí số 1 về tình hình dịch Covid-19
-
4GS.TS Nguyễn Văn Thái: “Bàn tay vàng” về phẫu thuật bệnh ngoại khoa
-
5Những thiên thần áo trắng của Bệnh viện trung ương Huế trên sân khấu
-
Liên kết hữu ích
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc
-
Thủ tướng đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước Trong nước